Những năm gần đây, việc phát triển nguồn nhân lực đang rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Trong khi số sinh viên được đào tạo trình độ Đại học đang trở nên thừa thì lực lượng được đào tạo Trung cấp ở nước ta chỉ chiếm 24,7% chưa thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng từ các khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Điều đấy dẫn đến thực trạng nơi cần nhân lực thì vẫn còn thiếu, trong khi có đến hàng nghìn sinh viên Đại học ra trường không có việc làm.
Có một thực tế ở Việt Nam, Sinh viên ĐH được đào tạo trong thời gian 4 năm, nhưng chủ yếu chỉ nắm được lý thuyết, việc cọ sát thực tế có thể nói là yếu. Đa số sinh viên ra trường thiếu kĩ năng mềm, thiếu kinh nghiệm thực tế nên sẽ gặp khó khăn khi làm việc, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Thống kê những tháng đầu năm cho thấy. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), có 26,2% số cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu. Tại các tỉnh, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Thanh Hóa có gần 25.000 sinh viên ra trường chưa xin được việc làm, ở Nghệ An là hơn 11.000 người và ở Đồng Tháp khoảng 2.000 người… Tình trạng này cũng đang phổ biến tại Đà Nẵng, An Giang, Quảng Nam… Nhiều cử nhân ĐH nói rằng tấm bằng ĐH của họ đã trở nên vô dụng, chẳng nơi nào nhận.
Định hướng những năm tới, đào tạo trung cấp và đào tạo nghề sẽ trở thành trọng điểm trong phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Tại phiên họp Quốc Hội chiều 13/6. Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu “mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần phải có đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập với các nước trên thế giới”.
Cho đến thời điểm này, đầu tư dạy trung cấp, dạy nghề được tăng cường với hơn 1000 cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo đã tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng nhu cầu của thị trường, từ đó có hướng điều chỉnh trong việc đào tạo và giảng dạy nhằm cung cấp và trang bị đầy đủ tri thức, tay nghề cho học viên để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động.
Theo Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng, tại mỗi phiên giao dịch việc làm, nhu cầu tuyển dụng dành cho lao động phổ thông, lao động trung cấp, nghề chiếm gần 70%, còn cử nhân chỉ dao động ở mức 5%-10%.
Với lợi thế thời gian đào tạo ngắn và tập trung 70% lượng kiến thức thực hành vào ngành nghề chuyên môn. Đào tạo trung cấp và đào tạo nghề đang là nguồn cung nhân lực lớn cho thị trường lao động. Một điều rất quan trọng là với việc tập trung vào thực hành chuyên môn những học viên của các trường trung cấp đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Đầu vào không quá khắt khe như đại học và cũng có nhiều ngành nghề để học viên có thể lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của mình nhất. Từ đó học viên có thể phát huy tốt nhất khả năng của bản thân, tiếp cận được những kĩ năng thực hành, làm việc thực tế.
Không thể phủ nhận việc học ĐH là một hướng đi tốt, Nhưng cũng cần phải “thức thời” dựa vào thực tế nhu cầu xã hội. Học trung cấp hay học nghề cũng sẽ cho bạn một cái gốc vững chắc sau đó có thể tiếp tục học liên thông lên đại học hoặc bậc cao hơn để bổ sung thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn. Linh hoạt trong việc lựa chọn và xử lý tình huống sẽ giúp bạn thành công và quyết định được cuộc đời của mình.